Kinh nghiệm học tiếng anh

Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng anh – Trung tâm anh ngữ Benative

Chia sẻ quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh, Nắm vững những quy tắc này sẽ giúp bạn sử dụng đúng trọng âm trong tiếng anh.

Trọng âm trong tiếng Anh là gì?

Trọng âm hay còn được gọi là độ nhấn (Stress) được sử dụng để chỉ mức độ âm thanh phát ra là mạnh hay yếu. Trọng âm thường xảy ra ở cấp độ từ vựng (Word Stress) và cấp độ câu (Sentence stress hoặc syntatical stress).

Ở cấp độ từ vựng sẽ được phân ra làm 4 loại chính như sau:

* Nhấn chính (Main stress hoặc primary stress)

* Nhấn phụ (Secondary stress)

* Nhấn thứ ba (teriary stress)

* Nhấn yếu (Weak stress)

Tuy nhiên, chúng ta cũng chỉ cần nhớ đến dấu nhấn chính (main stress) của từ đang nằm ở vị trí nào để khi đọc hoặc nói tiếng Anh giao tiếp cơ bản hàng ngày có thể nhấn mạnh vị trí của vần đó.

Vậy làm sao để có thể nhận biết được từ nào được nhấn (stress) ở vị trí nào? Nếu bạn không có điều kiện để nghe người nước ngoài nói thì cách chuẩn nhất là tra từ điển oxford sau đó bạn có thể luyện tập và áp dụng (Nói, đọc) thường xuyên, sau một thời gian thì bộ não của chúng ta sẽ ghi nhớ cách cấu tạo ngữ âm của từ đó.

Mỗi khi chúng ta dùng đến thì tự khắc bộ não sẽ yêu cầu các cơ quan phát âm làm nhiệm vụ. Chính vì quá trình kiểm tra từ điển và học từng từ như thế sẽ mất nhiều thời gian cho bạn nhưng lại có nền tảng kiến thức vững chắc.

Quy tắc nhấn trọng âm trong tiếng Anh

Dưới đây là những quy tắc nhấn trọng âm tiếng Anh mà trung tâm tiếng Anh giao tiếp Benative chia sẻ, dắt lưng để có những cách phát âm chính xác các bạn nhé!

  • Động từ 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2

Ví dụ: re’lax, de’ny, en’joy, dis’cover, re’veal, be’gin, be’come, for’get…

Ngoại lệ: ‘offer, ‘open, ‘answer, ‘enter, ‘happen…  

  • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1đối với danh từ 2 âm tiết

Ex: ‘trouble, ‘standard , ‘labour, ‘children, ‘hobby, ‘habit …

Ngoại lệ: ad’vice, mis’take, ma’chine …

  • Tính từ 2 âm tiết, trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1

Ex: ‘lucky, ‘pretty, ‘silly, ‘basic, ‘handsome, ‘busy …

Ngoại lệ: a’mazed, a’lone …

  • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 với câu ghép

Ex: under’stand,be’come…

  • Trọng âm rơi vào các vần: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.

Ex: in’sist, main’tain, e’vent, sub’tract, pro’test, , my’self, him’self …

  • Với những hậu tố sau trọng âm rơi vào âm tiết chứa nó: -ee, – eer, -ese, -ique, -esque, -ain.

Ex: re’tain, main’tain, ag’ree, volun’teer, Vietna’mese, u’nique, pictu’resque, engi’neer…

Ngoại lệ: ‘coffee, em’ployee, com’mittee …

  • Các từ có hậu tố là –ic, -ish, -ical, -sion, -tion, -ance, -ence, -idle, -ious, -iar, ience, -id, -eous, -acy, -ian, -ity -> trọng âm là âm tiết liền trước.

Ex‘entrance, e’normous, eco’nomic, ‘foolish

  • Đa số các tiền tố không nhận trọng âm.

Ex: des’troy, re’write, dis’cover, re’ly, re’ply, re’cord re’move, , im’possible, ex’pert …

Ngoại lệ: ‘underlay, ‘underpass…

  • Danh từ ghép, trọng âm sẽ vào âm tiết thứ 1

Ex: ‘gateway, ‘guidebook, ‘birthday, ‘airport, ‘bookshop, ‘filmmaker…

  • Tính từ ghép, trọng âm vào âm tiết thứ 1

Ex: ‘airtight, ‘praiseworthy, ‘airsick, ‘homesick, ‘carsick, , ‘trustworth, ‘waterproof …

Ngoại lệ: snow-‘white, duty-‘free…

  • Các tính từ ghép có tính từ hoặc trạng từ, tận cùng là –ed -> trọng âm chính rơi vào thành phần thứ 2.

Ex: short-‘sighted, ill-‘treated, bad-‘tempered, well-‘done, well-‘known…

  • Trọng âm không thay đổi khi được thêm các hậu tố sau: -er/or, -hood, -ing, -en, -ful, -ment, -ship, -ness, -able, -ous, -less

Ex:

  • ag’ree – ag’reement
  • ‘happy – ‘happiness
  • re’lation – re’lationship
  • ‘neighbour – ‘neighbourhood

.        ‘meaning – ‘meaningless

  • re’ly – re’liable
  • ‘poison – ‘poisonous
  • ex’cite – ex’citing
  • Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ dưới lên với những từ có tận cùng là: -gy, -cy, -ity, -phy, –graphy, -ate, -al.

Ex: tech’nology, ge’ography, eco’nomical, de’moracy, pho’tography, in’vestigate, im’mediate…

Với những kiến thức chung nhất về trọng âm trong tiếng Anh mà trung tâm vừa giới thiệu bên trên hy vọng các bạn đã có những cái nhìn chính xác về việc học trọng âm cũng như ngoại ngữ. Đối với bất cứ một hành trình chinh phục nào, nếu chúng ta hiểu và coi nó là thử thách cần vượt qua thì chẳng có gì là khó cả chỉ cần các bạn có quyết tâm và nghị lực. Đối với tiếng Anh cũng thế, chỉ cần kiên trì và thích nghi với nó như cách mà các bạn làm quen với tiếng Việt thì thành thạo chỉ là một sớm một chiều mà thôi.

Comment here