Tin tức

“Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì”

nghe tieng anh nhung em khong hieu minh dang nghe cai gi

“Tiếng Anh ở đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì”.

Tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 11/1, nhiều sinh viên Trường Đại học Xây dựng bày tỏ mong muốn, các nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết ở môn tiếng Anh. Ngoài ra, đối với môn Giáo dục thể dục, cần phải có sự điều chỉnh phù hợp hơn với thể trạng, sở trường của từng học sinh.

Từng là một học sinh chuyên của Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), Phan Khoa kể lại rằng, vấn đề nổi cộm của những trường chuyên hiện nay là học sinh tập trung quá nhiều vào môn chuyên.

“Ở lớp chuyên Toán của em trước đây, những môn học như tiếng Anh hay Giáo dục thể chất đều không được chú trọng.

Hay như với những kiến thức Lịch sử đơn giản khi được hỏi các bạn đều lắc đầu không biết.

Do đó em nghĩ rằng chương trình học mới này làm sao phải cân bằng được giữa các môn học, đặc biệt là với môn tiếng Anh. Như trường em, việc thi đầu vào chỉ liên quan tới ngữ pháp, trong khi những kỹ năng khác không được đả động đến”.

“Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì”
“Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì”

Sinh viên mong muốn, nhà trường cần tập trung trau dồi cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cần thiết ở môn tiếng Anh

Đồng tình rằng môn tiếng Anh cần phải chú trọng hơn nữa về các kỹ năng, Trần Đức Nam (sinh viên khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng) cho rẳng, ở các cấp học phổ thông hiện nay chỉ tập trung vào học ngữ pháp là chủ yếu.

Mặc dù khi lên đại học sinh viên có được đào tạo thêm về các kĩ năng khác nhưng vì chương trình tiếng Anh ở cấp dưới không được cải thiện và chú trọng nên kỹ năng nghe của sinh viên rất kém.

“Tiếng Anh ở bậc đại học đôi khi em nghe nhưng không thể hiểu được mình đang nghe cái gì”, Nam thẳng thắn kể.

“Nghe tiếng Anh nhưng em không hiểu mình đang nghe cái gì”

Trong khi đó, sinh viên Phan Đức Mạnh, khoa Công trình thủy lại cho rằng, vấn đề cần bàn nhất trong các môn học ở bậc đại học là môn Giáo dục thể chất.

Nếu như ở cấp THPT, môn Giáo dục thể chất chỉ dừng lại ở việc đảm bảo thể chất cho học sinh thì khi lên đại học, Giáo dục thể chất lại là một trong những tiêu chí “sống còn” để quyết định sinh viên được tốt nghiệp hay không.

“Thế nhưng một số học phần Giáo dục thể chất sinh viên nam có thể thực hiện tốt nhưng đối với các bạn nữ lại rất vất vả để qua môn. Do vậy em nghĩ nên có những đổi mới trong môn học này để đảm bảo tất cả sinh viên dù là nam hay nữ đều có thể học được”, Mạnh nói.

Vụ phó phụ trách Giáo dục Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD&ĐT), ông Bùi Văn Linh cho biết sẽ tiếp thu và đề xuất những ý kiến này để cùng ban soạn thảo hoàn thiện Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.

Ông Linh cũng chia sẻ thêm về hoạt động Giáo dục thể chất: “Thời sinh viên chúng tôi cũng từng trải qua môn học này. Tôi nhớ nhiều bạn nữ để chạy khoảng 1.500 mét đã cảm thấy rất căng thẳng, thậm chí là ngất. Do vậy ý kiến kiến nghị này rất đúng.

Hướng đi tới đây của môn học này tại đại học, tất cả các loại hình sẽ hình thành câu lạc bộ và sinh viên được đăng ký phù hợp với khả năng của mình. Mọi loại hình đều được nhà trường công nhận như nhau”.

“Giải quyết hướng đi trường Sư phạm liệu đã thấu đáo?”

Cũng tại buổi góp ý cho Dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, một số thầy cô Trường Đại học Xây dựng nêu băn khoăn về việc sinh viên Sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí.

Bí thư Đoàn Thanh niên Trường Đại học xây dựng cho rằng, dự thảo nêu ra những bất cập trong việc không thu học phí với sinh viên sư phạm. Vì thế trong hướng sửa đổi của dự thảo, sinh viên sư phạm được vay tín dụng đủ để trang trải trong suốt quá trình học tập.

Sau khi ra trường, nếu sinh viên trở thành giảng viên, giáo viên trong 5 năm được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, phần vay đó sinh viên sẽ không phải trả. Nếu chuyển ngành, chuyển nghề, sinh viên sẽ phải trả lại khoản vay theo lộ trình của nhà nước.

“Cách tiếp cận và giải quyết hướng đi trường Sư phạm như vậy đã thấu đáo hay chưa? Theo tôi, sinh viên hiện nay không muốn vào ngành sư phạm là do cơ chế đầu ra chứ không liên quan gì đến miễn học phí. Việc giải quyết như thế có tác dụng không bởi điều sinh viên muốn là có một môi trường cạnh tranh bình đẳng và một mức lương thỏa đáng với nghề”.

 

>> Nguồn: Thúy Nga – Lan Hương

Comment here