Kỹ năng sống

DẠY TRẺ KỸ NĂNG ỨNG PHÓ KHI BỊ BẮT NẠT!

day tre ky nang ung pho khi bi bat nat

Ở độ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu rời xa sự bao bọc của cha mẹ và đến trường học cách sống tự lập, vì vậy nguy cơ trẻ bị bắt nạt cũng tăng lên cao. Nếu bị bắt nạt thường xuyên có thể khiến tâm lý trẻ bất an, sợ hãi và không muốn đến trường nữa. Vì thế để chuẩn bị tâm lý tốt cho trẻ và dạy kỹ năng sống cho trẻ có thể tự ứng phó.

Những khái niệm về bắt nạt cha mẹ cần biết.

day tre ky nang ung pho khi bi bat nat

Bạo lực học đường, những từ này khiến các bạn sởn gai ốc. Vậy cụm từ những kẻ bắt nạt ở trường có khiến bạn sởn gai ốc không? Bạn cần quan tâm đến vấn đề này để bảo vệ con cái khi nó đến trường.
Hiện tượng bắt nạt bạn bè ở trường là một dạng bạo lực. Các chuyên gia ước tính gần 75% giới trẻ ngày nay là thành viên của cuộc chạm trán (khi là kẻ bắt nạt, khi là nạn nhân, khi là người ngoài cuộc, khi là kẻ hùa theo) trước khi chúng bước vào bậc trung học. Và trong số đó có thể có con bạn. Bắt nạt bạn bè là một quá trình tự nhiên của tuổi niên thiếu. Đó là hành vi không thể chấp nhận được.
Trước khi chuẩn bị tinh thần cho con để nó đối phó với những kẻ bắt nạt, bạn cần hiểu những gì tạo nên kiểu hành vi này. Bắt nạt người khác được coi như một hành vi hung hăng lặp đi lặp lại với một người khác yếu hơn về thể chất hoặc tâm lý. Hành vi bắt nạt được chia rõ ràng thành 3 loại:
– Bắt nạt thể chất là sự hăm dọa về thể chất, như cắn, đá, xô đẩy, chèn, nhổ nước bọt.
– Bắt nạt bằng lời nói như “gán” biệt hiệu, đe doạ, chế nhạo, chòng ghẹo, đồn đại, và vu khống.
– Bắt nạt bằng cách tẩy chay, tức là có dự định trước để xua đuổi và tách nạn nhân ra khỏi các hoạt động theo nhóm bằng cách tung ra những lời đồn đại.
Các đặc tính của một kẻ bắt nạt là bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, cần trở thành trung tâm gây sự chú ý, có những thái độ không lành mạnh về bạo lực. Nhiều người tin rằng bắt nạt bạn bè bắt nguồn từ việc đứa trẻ đó không cảm thấy an toàn và không ưa chính bản thân mình. Nhưng không phải như vậy, những trẻ hay bắt nạt người khác cảm thấy tự tin. Chúng là những đứa “không biết sợ” và to khỏe, những đặc điểm mà bạn bè cùng trang lứa ngưỡng mộ.
Những trẻ hay bắt nạt bạn bè thường nếm mùi bạo lực hoặc bị mọi người trong gia đình bỏ bê, bố mẹ ít giám sát. Trẻ bị anh chị chế giễu sẽ có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt. Những trẻ khác coi bắt nạt người khác là cách để được mọi người chấp nhận, để có được tình bạn, và để nổi tiếng.
Nạn nhân là những trẻ cảm thấy không an toàn hoặc thận trọng, hiếm khi bảo vệ hoặc trả đũa khi giáp mặt, thiếu các khả năng xã hội hoặc yếu đuối về thể chất. Tuy nhiên, bất kỳ trẻ nào cũng có thể là nhạn nhân.
Kẻ bắt nạt cần có một người nghe theo. Vì vậy, hành vi bắt nạt tập trung chủ yếu ở trường. Nhà ăn, sân chơi, hội trường, nhà kho, nhà vệ sinh là những nơi xảy ra chạm trán. Các thành viên trong cuộc chạm trán gồm có kẻ bắt nạt, những người hùa theo, nạn nhân, và những người ngoài cuộc.
Nếu không được chuẩn bị tinh thần để chống lại kẻ bắt nạt, trẻ thường dùng các phương pháp tiêu cực như bỏ học, giả vờ ốm, điểm số học tập kém và sống thu mình. Đối với những trẻ liên tiếp là nạn nhân, sự bẽ mặt, sợ hãi, lo lắng sẽ kéo theo sự suy nhược cơ thể, dần dần dẫn đến nhút nhát. Nó cảm thấy xấu hổ và coi mình là người thất bại, có khi hình thành ý nghĩ tự tử.
Vậy làm thế nào để nhận biết con bị bắt nạt? Và trong trường hợp này ba mẹ sẽ dạy con ứng phó thế nào?
Nhận biết con bị bắt nạt sớm để dạy con phương pháp đối phó sao cho tốt nhất

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt

day tre ky nang ung pho khi bi bat nat

– Cơ thể bị trầy xước, bầm tím.
– Trẻ trở nên nhút nhát, sợ đến trường do cảm giác thiếu an toàn.
– Nếu trẻ bị bắt nạt thường xuyên sẽ dẫn tới việc trẻ biếng ăn, hay khóc, cơ thể suy nhược, thậm chí bị trầm cảm, thu mình và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Nên dạy con “đối phó” thế nào?

day tre ky nang ung pho khi bi bat nat

Khi bị bắt nạt, trẻ không chỉ bị tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng cả về tinh thần. Điều này vô tình khiến trẻ từ một đứa trẻ thông minh, nhanh nhẹn trở nên nhút nhát, sợ hãi, sống khép kín và hạn chế sự sáng tạo, tìm tòi ở trẻ.
Ngay sau khi nhận biết những dấu hiệu trẻ bị bắt nạt, cha mẹ cần phải:
– Tâm sự và hỏi trẻ về việc bị bắt nạt như thế nào, ai đã bắt nạt con. Cha mẹ nên hỏi trẻ với thái độ bình tĩnh, nhẹ nhàng để trẻ có thể bình tĩnh kể lại mọi chuyện. Thường, ở tuổi lên 3, trẻ chưa biết nói dối, nên nếu được cha mẹ hỏi han, trẻ sẽ thấy được quan tâm, cởi mở và chắc chắn sẽ kể cho bố mẹ nghe mọi chuyện ở trường.
Cha mẹ nên tâm sự thường xuyên và giúp con tự tin khi đứng trước người bắt nạt
– Giúp trẻ tự tin: Trẻ bị bắt nạt vì có thể yếu hơn, nhỏ hơn bạn nên không tự tin đối phó lại. Cha mẹ cần phải khuyến khích, động viên trẻ để trẻ tự tin về bản thân, không nên sợ hãi nếu bị bạn bắt nạt. Quan trọng hơn, nếu trẻ có dấu hiệu bị bạn đe dọa, cần hướng dẫn trẻ nói ngay với thầy cô, bố mẹ để có biện pháp xử lý kịp thời.
– Dạy trẻ một số câu nói khi bị bắt nạt như: “Đừng đánh mình, nếu không mình sẽ méc với cô giáo và bố mẹ đó”, và ngay lập tức báo với cô giáo nếu các bạn to con hơn vẫn tiếp tục bắt nạt trẻ.
– Tuyệt đối không dạy con đánh lại bạn trong mọi trường hợp, vì vô tình như vậy đã gieo vào suy nghĩ của trẻ, bạo lực sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, cũng không nên dạy con “im lặng là vàng”, vì sẽ khiến trẻ càng sống thu mình, khép kín hơn.
– Dạy trẻ tránh xa và không chơi với bạn xấu: Hãy cho trẻ biết, những bạn hay bắt nạt bạn khác là không tốt, nên trẻ phải tránh xa và không chơi. Tốt nhất, nếu gặp nguy hiểm thì phải chạy thật nhanh và cầu cứu thầy cô hoặc những người lớn khác.
– Giúp trẻ sống hòa đồng và kết bạn nhiều hơn, vì điều này sẽ giúp trẻ tìm được những người bạn tốt thực sự và hạn chế việc bị bắt nạt ở trường cũng như biết bảo vệ nhau trước mọi tình huống nguy hiểm.
Sau cùng, cha mẹ nên trao đổi việc này với thầy cô, ban giám hiệu nhà trường để có phương pháp xử lý kịp thời, đúng đắn đối với những trẻ có thói quen bắt nạt người khác. Điều này vừa ngăn chặn được hành vi bắt nạt ở trẻ vừa giúp con bạn được học trong môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và phát triển tốt nhất. Hãy trang bị những kỹ năng sống cho trẻ càng sớm càng tốt.

Tồng hợp

Comment here