Tin tức

3 tuổi có phải là độ tuổi tích hợp để học tiếng Anh không?

Dạy tiếng Anh cho trẻ em 3 tuổi

3 tuổi là giai đoạn mà bé hình thành ngôn ngữ, nên rất nhiều phụ huynh băn khoăn rằng có nên dạy tiếng Anh cho bé từ giai đoạn này hay không. Nếu bạn đang đắn đo thì hãy đọc ngay bài viết này.

>>> Giải pháp học tiếng anh giao tiếp hiệu quả cho trẻ em

Những lý do mà 3 tuổi là độ tuổi thích hợp để cho bé tiếp xúc với tiếng Anh

– Đây chính là giai đoạn hình thành ngôn ngữ của trẻ. Trẻ sẽ tiếp thu ngôn ngữ mới một cách nhanh chóng, tạo tiền đề cho trẻ tiếp cận tiếng Anh dễ dàng hơn.
– Các bé được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ sớm sẽ có mật độ chất xám trong não lớn hơn đáng kể. Chất xám trong não có trách nhiệm xử lý thông tin, gồm bộ nhớ, ngôn ngữ và nhận thức giác quan.
– Tiếp cận tiếng Anh từ giai đoạn này không hề gây ảnh hưởng đến khả năng tiếng Việt của bé. Đồng thời, khi tiếp xúc với tiếng Anh từ sớm, bé sẽ có cảm giác thoải mái khi tham gia các lớp học và tiếp cận ngôn ngữ này một cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ.
– Cho bé học song ngữ cho trẻ từ nhỏ sẽ giúp bé thông minh, linh hoạt trong xử lý vấn đề, tăng khả năng tập trung và làm giàu vốn kiến thức cũng như kỹ năng cảm xúc của mình.
– Học tiếng Anh từ 3 tuổi sẽ tạo cho bé một phản xạ tự nhiên trong giao tiếp tiếng Anh. Ở giai đoạn này, bé ít xấu hổ, không sợ sai và luôn sẵn sàng học tập và bắt chước người lớn. Vì thế, việc tiếp cận với người nói đúng, nói chuẩn sẽ trở thành mấu chốt của khả năng ngôn ngữ trong tương lai của trẻ.
– Tiếp xúc nhiều với một ngoại ngữ từ nhỏ, sau này bé dễ dàng nói như người bản ngữ hơn.
– Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là dạy tiếng Anh cho trẻ 3 tuổi thì cần phải theo những hình thức như các trò chơi, bài hát, nhạc… và mục tiêu chủ yếu là vui chơi, khám phá và tận hưởng những niềm vui đó một cách vui vẻ nhất. Quá trình này sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt ngôn ngữ, tư duy, kỹ năng mà có thể nhiều lợi ích khác nữa.

Trên đây là một số những lý do mà bạn nên dạy tiếng Anh cho bé từ lúc 3 tuổi. Dù vậy, cha mẹ vẫn cần quan sát thật kỹ xem em bé nhà bạn có thật sự thích học hay không nhé. Đừng nên ép buộc bé.

Comment here